Lược sử Giáo xứ Hương Phú – Nam Đông

03/11/2019

LƯỢC SỬ

GIÁO XỨ HƯƠNG PHÚ – NAM ĐÔNG

Nhà thờ Hương Phú (cũ)

I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Giáo xứ Hương Phú, thuộc Giáo hạt Hải Vân, nằm trên địa bàn thị trấn Khe Tre và 4 xã Hương Phú, Hương Hòa, Hương Giang, Hương Lộc, huyện Nam Đông[1], tỉnh Thừa Thiên Huế, cách Tòa TGM Huế khoảng 50 km theo đường chim bay, về phía nam đông nam.

II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

1- Từ những tín hữu đi khẩn hoang lập ấp (1975-1991)

Sau tháng 4 năm 1975, giáo dân nghèo thuộc nhiều giáo xứ tại tỉnh Thừa Thiên trong Tổng Giáo phận Huế, như Hà Úc, Hà Thanh, An Bằng, Phường Tây, Lương Viện, Vinh Hòa, Xuân Thiên, Cự Lại, Tân Mỹ, Hà Trung, Khánh Mỹ, Tây Linh, Tây Lộc, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phủ Cam… đã đến Nam Đông khẩn hoang lập ấp (“đi vùng kinh tế mới” theo cách nói thời bấy giờ).

Họ mang theo hành trang đức tin như nguồn bình an và hy vọng cho hoàn cảnh đầy khó khăn về kinh tế và về sống đạo lúc ấy. Đức tin của họ được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện trong gia đình hay bằng lời Chúa suy niệm cá nhân. Các linh mục chỉ được đến dâng Thánh lễ và ban bí tích cho họ vào những dịp đại lễ như Giáng sinh và Phục sinh. Mối liên kết của cộng đoàn tín hữu này còn rất lỏng lẻo.

2- Thuộc Giáo xứ Truồi (1991-2000)

Từ năm 1991, linh mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng (Tổng Giám mục tương lai), Quản xứ Truồi, họ đạo cách Nam Đông 22 km về phía bắc đông bắc, được giao đảm trách mục vụ cho vùng kinh tế mới này. Ngài đã hình thành một ban giáo dân chăm lo phụng vụ Lời Chúa, dạy giáo lý cho thế hệ trẻ. Các cộng đoàn (hay giáo điểm) K4 (Ka Tư), Hà An, Hương Lộc, Hương Giang, Phú Mậu (sau này nhập với K4) và Hương Hòa được hình thành.

Các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng đến cộng tác mục vụ.

3- Dòng Chúa Cứu Thế kiêm nhiệm (2000-2002)

Từ năm 2000, mục vụ vùng Nam Đông được trao cho Dòng Chúa Cứu Thế Huế vốn đang trông coi giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Các cha Giuse Lê Viết Phục, Phaolô Trần Hữu Dũng, Antôn Nguyễn Trần Tuấn luân phiên đến dâng Thánh lễ và ban bí tích.

Các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng nhận nhiệm sở Nam Đông và chính thức lập cộng đoàn tại K4 năm 2002, tại Hương Giang năm 2006.

4- Thành lập giáo xứ và sinh hoạt (2002 đến nay)

Từ năm 2002, cha Đôminicô Trương Văn Tập được Đức Tổng Giám mục Têphanô giao đảm trách mục vụ vùng Nam Đông. Tiếc thay ngài lâm bệnh và từ trần ngày 12-06-2007.

Từ tháng 07-2007, cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu (1960-2007-) đến làm mục vụ thay thế.

Ngày 07-05-2009 Giáo xứ Hương Phú–Nam Đông được chính thức thành lập và cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu được bổ nhiệm làm Quản xứ tiên khởi.

Kể từ năm 2010, có các cha phó đến đảm trách mục vụ:

– Năm 2010 (tháng 8), cha Phaolô Nguyễn Ngọc Vịnh tại giáo điểm Hương Giang. Tháng 11-2011, ngài đi làm phó xứ Cầu Hai, biệt cư giáo họ Chánh Xuân.

– Năm 2012 (tháng 9), cha Giuse Phạm Xuân Cường biệt cư, đảm trách mục vụ tại giáo điểm K4 và năm 2013 tại giáo điểm Hương Giang. Tháng 7-2015, ngài đi làm Quản xứ Thuận Nhơn.

– Năm 2015 (tháng 7), cha Phêrô Nguyễn Bính biệt cư đảm trách mục vụ ở K4 và Hương Giang. Tháng 10-2017, ngài đi nhận nhiệm sở Đông Lâm.

– Năm 2018 (tháng 8), cha Giuse Nguyễn Thái Bình….

– Hiện nay, Giáo xứ Hương Phú gồm có 5 giáo điểm, thường gọi là các cộng đoàn, hiện diện tại 4 xã trong số 10 xã và một thị trấn của huyện Nam Đông. Năm giáo điểm nầy là:

Cộng đoàn K4, thuộc xã Hương Phú, có 350 giáo dân.

Cộng đoàn Hà An, thuộc xã Hương Phú, có 150 giáo dân.

Cộng đoàn Hương Lộc, thuộc xã Hương Lộc, có 200 giáo dân.

Cộng đoàn Hương Hoà, thuộc xã Hương Hoà, có 70 giáo dân.

Cộng đoàn Hương Giang, thuộc xã Hương Giang, có 420 giáo dân.

III- HOA TRÁI ĐỨC TIN:

– Giáo dân

– Năm 2010:    1.130 người

– Năm 2015:    1.200 người

– Năm 2019:    1200 người (theo Lịch Tổng Giáo phận Huế)n

Bên trong Nhà thờ Hương Phú cũ

 

Mô hình Nhà thờ Hương Phú mới (đang xây dựng)

[1] Nam Đông là mt huyn min núi ca tnh Tha Thiên-Huế. Nam Đông có mt huyn l là th trKhe Tre và 10 xã: Hương Phú, Hương Giang, Hương HòaHương HuHương LcHương SơnThưng LThưng LongThưng NhtThưng Qung. Dân s 2,3 vn gm 2 dân tKinh và Cơ-tu, trong đó dân tc thiu s chiếm 41% (9.320 ngưi). Trong 10 xã ca huyn thì 7 xã đc bit khó khăn mà 6 xã là ngưi dân tc thiu s chiếm trên 70%. Đa bàn huyn ch có 1 tuyến đưng là tỉnh lộ 14 thông thương ra gặp quốc lộ 1A, tại ngã ba La Sơn.

———————————————————————-

Mọi góp ý, bổ sung, điều chỉnh xin vui lòng liên hệ với Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi theo địa chỉ email: witness2005@gmail.com Xin cám ơn quý vị rất nhiều.

Nhóm Biên sử Tổng Giáo phận Huế.