Lược sử Giáo xứ Hà Thanh

15/10/2019

LƯỢC SỬ

GIÁO XỨ HÀ THANH

I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Giáo xứ Hà Thanh, thuộc Giáo hạt Hải Vân, nằm trên địa bàn xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách Tòa Tổng Giám mục Huế khoảng 30 km về phía đông đông nam.

II- NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

A- Thuộc giáo xứ Phủ Cam như vùng truyền giáo (1885)

Linh mục Eugène-Marie Allys (cố Lý) lúc làm chánh xứ Phủ Cam kiêm quản hạt Bên Thủy[1] (1885-1908), nhận thấy vùng duyên hải đã có nhiều người theo đạo, nhiều lương dân muốn trở về cùng Chúa. Cố đã cử cha phó là Alphongsô Trần Bá Lữ về ở Diêm Tụ (từ 1-1885 đến 11-1890), giảng dạy và chăm sóc cả miền Phú Thứ (tên gọi lúc ấy, bên này các đầm phá) và vùng ven biển (bên kia các đầm phá), gồm: Xuân Thiên, Hà Thanh, Hà Úc, Phường Tây… Và kể từ đó các họ đạo dần dần thành hình.

B- Thuộc Giáo xứ Diêm Tụ như giáo họ (1890)

Khi các giáo họ được thành lập, Diêm Tụ được nâng lên hàng giáo xứ, cha Fran-çois Antoine Stoeffler (cố Thể, 1863-1887-1940[2]) được đặt làm Quản xứ (1890-1908), kiêm các giáo họ Phường Tây, Hà Úc, Hà Thanh… Trong thời gian nầy, có hai cha phó để lo các giáo họ là:

– Linh mục Giuse Nguyễn Thế Chánh  1888-1892

– Linh mục Philiphê Dương Đức Kỳ 1892-1894

C- Thuộc Giáo xứ Hà Úc như giáo họ (1894)

  1. Năm 1894, Hà Úc được nâng lên hàng giáo xứ, cha Jean Héry (cố Y) được đặt làm Quản xứ, kiêm các giáo họ: Phường Tây, Hà Thanh. Trong thời gian nầy cha phó Matthêu Nguyễn Văn Thăng (1858-1894-1951) đặc trách riêng 2 giáo họ Hà Thanh và Xuân Thiên đến năm 1902.
  2. Năm 1902, cha M. Maillebuau (cố Mầu) thay cố Y đến năm 1930 và có các cha phó:

– Linh mục PX. Trần Văn Long                      1902-1906

– Linh mục Antôn Nguyễn Văn Sản               1906-1909

– Linh mục Giuse Trần Văn Trang                  1907-1915

– Linh mục GB Huỳnh Viết Chưởng             1912-1916

– Linh mục PX. Trương Văn Lượng               1913-1915

– Linh mục GB. Nguyễn Văn Hân                  1915-1921

– Linh mục Bat. Nguyễn Văn Khâm               1917-1918

Trong thời gian cha Khâm làm phó Hà Úc kiêm Hà Thanh, cố Mầu khởi công xây nhà thờ mới (mái ngói) thay nhà thờ cũ (mái tranh).

– Linh mục Phaolô Lê Quang Tuyến               1918-1923

– Linh mục PX. Dương Văn Nguyên               1920-1928

– Linh mục Phêrô Huỳnh Văn Thuận             1922-1929

Hai cha phó Nguyên và Thuận đã quyên góp tiền bạc để mua chuông cho nhà thờ Hà Thanh.

– Linh mục Đôm. Nguyễn Thanh Chước        1926-1930

  1. Năm 1930, cha GB Nguyễn Văn Hân làm Quản xứ Hà Úc thay cố Mầu, có các cha phó coi sóc Hà Thanh.

– Linh mục Tađêô Hồ Bảo Huỳnh                  1929-1932

– Linh mục Đôm. Huỳnh Văn Thượng           1930-1932

– Linh mục Anrê Lê Trọng Đinh                     1932-1934

– Linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Ngọc         1934-1936

– Linh mục Phêrô Huỳnh Văn Hóa                 1936-1940

  1. Năm 1937, cha Jean Viry (cố Vị) làm chánh xứ Hà Úc kiêm Hà Thanh, cùng các cha phó:

– Linh mục GB. Nguyễn Văn Huệ                  1938-1941

– Linh mục Phaolô Mai Xuân Hiến                 1940-1942

– Linh mục Gioan Nguyễn Đăng Bình            1941-1942

– Linh mục Phaolô Lê Văn Đẩu                      1942-1943

– Linh mục Phêrô Hoàng Kính                        1943-1944

Ngày 12-6-1943, vì nhu cầu văn hóa của dân làng, cố Vị đã mua thửa đất của ông Phêrô Nguyễn Công Tín gồm 2 sào 6 thước[3] và cho xây lên đó một ngôi trường, đặt tên là Sainte-Marie (trường Thánh Mẫu). Đây là cơ sở giáo dục duy nhất thời ấy lập ra cho con em lương giáo trong vùng. Từ ngôi trường này, xuất thân nhiều người có địa vị, thế giá, chữ nghĩa trải qua các chế độ.

  1. Năm 1943, cha Phêrô Huỳnh Văn Hóa, làm chánh xứ Hà Úc (đến 1945), kiêm Hà Thanh, ngài có 2 cha phó:

– Linh mục Phêrô Hoàng Kính, biệt cư Xuân Thiên (1943)

– Linh mục Stanislaô Nguyễn Văn Ngọc biệt cư Xuân Thiên (1944).

4- Nâng lên hàng Giáo xứ (1946)

Năm 1946, Hà Thanh được nâng lên hàng giáo xứ gồm các giáo họ: Xuân Thiên, Tân Sa, Khánh Mỹ.

  1. Cha PX. Trần Thanh Giản 1946-1948

Quản xứ tiên khởi. Vì nhu cầu mục vụ, ngài đã mời nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân về phục vụ giáo xứ. Và cho xây nhà xứ vào năm 1947 (nay đã sụp đổ và san bằng). Cha phó là Raphaen Bửu Hiệp.

  1. Cha Matthêô Lê Văn Thành 1948-1950
  2. Cha Phêrô Trần Hữu Tôn 1950-1951
  3. Cha Antôn Nguyễn Văn Thọ 1952-1958

Để thực hiện ước mơ của các vị tiền nhiệm, cha Thọ đã xây cất nhà thờ mới vào dịp lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu tháng 6-1956, đúng 10 năm sau khi Hà Thanh được nâng lên hàng giáo xứ. Ngôi nhà thờ đầu tiên trong Giáo phận có đường nét Á đông. Và ngài đã chọn Thánh Tâm Chúa Giêsu làm bổn mạng của ngôi nhà thờ này.

  1. Cha Batôlômêô Nguyễn Văn Phước 1958-1962

Ngài tiếp tục hoàn tất ngôi nhà thờ đang dở dang và làm thêm bậc cấp mặt tiền. Trong thời ngài đã xây 2 đài: một kính Thánh Cả Giuse (tọa lạc tại khu vực chợ Vinh Thanh hiện nay) và một kính Đức Mẹ (tọa lạc gần ranh giới giữa Giáo xứ Hà Thanh và Hà Úc). Nơi hai đài này, giáo dân vẫn còn quy tụ đọc kinh và dâng lễ.

  1. Cha Anrê Nguyễn Văn Trúc 1962-1968

Đầu năm 1963, ngài cho tu sửa ngôi nhà thờ cũ (có từ thời cố Mầu), xây thêm 2 phòng và biến ngôi nhà thờ cũ thành trường Mai Khôi, giao cho các chị Dòng CĐMVN. Năm 1965, ngài cho xây đài Đức Mẹ trước sân nhà thờ và nâng cao, nới rộng sân trước nhà thờ.

  1. Cha G.B. Lê Xuân Mừng 1968-1969 (Quản xứ Hà Úc kiêm nhiệm).
  2. Cha Phêrô Huỳnh Đình Kinh 1969-1975
  3. Cha G.B. Lê Văn Hiệp 1975 (Quản xứ Phường Tây kiêm nhiệm).

Trường Mai Khôi và trường Thánh Mẫu lúc này bị nhà nước quản lý.

  1. Cha P.X. Nguyễn Hoàng Hải 5/1975-1/1999.

Cha đã xây lại nhà xứ mới thay cho nhà xứ cũ, biến nhà xứ cũ (trên 50 năm tuổi) trở thành hội quán. Ngài cũng trùng tu trường Mai Khôi do nhà nước trả, giao cho các nữ tu lại. Nhưng trường Thánh Mẫu (nằm sau nhà thờ) thì cho tới nay vẫn chưa về lại với giáo xứ dù bị bỏ hoang.

  1. Cha Phaolô Phạm Tá 16.1.1999-24.8.2010

Về kế nhiệm được 1 năm, thấy giáo xứ không có chỗ để sinh hoạt, cha bèn biến nhà xứ do cha PX Nguyễn Hoàng Hải xây thành hội quán và xây nhà xứ mới.

Năm 2006, để chuẩn bị tổ chức mừng 120 năm thành lập Giáo xứ, cha tu sửa cung thánh nhà thờ, lót nền mới bằng gạch men, di dời đài Đức Mẹ giữa sân nhà thờ (xây thời cha Anrê Trúc) sang bên phải nhà thờ như hiện nay rồi làm mới nó lại. Đồng thời cha cũng làm mới đài Thánh Giuse vốn nằm phía trái nhà thờ, đối diện đài Đức Mẹ

  1. Cha Antôn Lê Anh Quốc: Quản xứ 25.8.2010-5.2019

Từ khi về nhậm xứ, nhận thấy phần mái lợp và tháp chuông nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng do khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, cha đã có chiến lược nhiều năm, kêu gọi bà con tích cực đóng góp công sức và của cải để đại tu nhà Chúa.

Từ 04-05-2015, dưới sự hướng dẫn của cha, toàn thể bà con giáo dân bắt tay vào việc sửa chữa. Công trình bao gồm các hạng mục: đổi vài nét kiểu dáng tháp chuông và mặt tiền nhà thờ, thay toàn bộ phần mái lợp, làm mới gác đàn cho ca đoàn, lát lại nền, đóng mới trần, sơn mới vách tường và ghế ngồi của giáo dân, láng xi-măng quanh nhà thờ, chỉnh trang các họa tiết gian cung thánh; đồng thời trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại hơn. Mãi đến tháng 4-2016 mới hoàn tất mọi sự.

Công trình đại tu cũng nhằm mục đích chuẩn bị mừng 130 năm thành lập giáo xứ, và kỷ niệm 60 năm xây dựng nhà thờ.

Ngày 13-7-2016, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng đã chủ tế Thánh lễ mừng hai biến cố nói trên. Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục, còn có sự hiện diện của cha Tổng Đại diện, các cha Hạt trưởng, các cha trong giáo hạt và khắp giáo phận. Dịp này, Đức Tổng  cũng đã ban Bí tích Thêm sức cho 36 em thuộc Giáo xứ Hà Thanh, 11 em thuộc Giáo xứ Xuân Thiên; cho 31 em được rước Chúa lần đầu.

Cha cũng đại tu ngôi nhà xứ do cha Tá xây (12-2018) và lợp mái đài Đức Mẹ do cha Phước dựng (05-2019).

13- Cha Mátthêu Phan Văn Tùng kế nhiệm cha Quốc (ra Đông Hà) ngày 12-06.2019   

Bên trong nhà thờ Hà Thanh hiện thời.

VI. HOA TRÁI ĐỨC TIN

1. Linh mục

1) Phaolô Nguyễn Văn Hiển (1933-1964-2017)

2) Gioakim Nguyễn Văn Hùng (1946-1973-)

3) Bênêđictô Nguyễn Hưng (1955-1996-2012). Giáo phận Xuân Lộc

4) Antôn Nguyễn Ngọc Hà (1956-1996).

5) Gioakim Đào Xuân Thành (1967-2003-) (định cư tại Hoa Kỳ)

6) Benedicto Nguyễn Công Nhật (Dòng CCT). Thụ phong Lm: 01-07-2017 tại Sài Gòn.

7) Phaolô Đỗ Văn Thêm (Dòng Thánh Tâm Huế). Thụ phong Lm: 22-05-2018 tại Huế

8) Giuse Đỗ Văn Y (1935-1965-) (gốc Hà Thanh, lập cư tại Phường Tây).

9) G.Emilianô Đỗ Minh Liên (1945-1995-) (gốc Hà Thanh, lập cư tại Phường Tây, em cha Y).

2. Phó tế vĩnh viễn

Đôminicô Trần Văn Minh Tâm (định cư ở USA)

3. Nữ tu sĩ

1) Madalena Nguyễn Thị Bang                       – Dòng MTG

2) Catarina Nguyễn Thị Phú                           – Dòng MTG

3) Maria Nguyễn Thị Nữ                                – Dòng MTG

4) Catarina Nguyễn Thị Ba                             – Dòng MTG 

5) Madalena Nguyễn Thị Khen                      – Dòng MTG

6) Catarina Nguyễn Thị Ngợi                         – Dòng MTG  

7) Catarina Lê Thị Huế                                   – Dòng MTG

8) Luxia Lê Thị Lập                                        – Dòng MTG

9) Catarina Lê Thị Thương                         – Dòng MTG

10) …….. Lê Thị Sinh                                    – Dòng MTG

11) Catarina Nguyễn Thị Thảo                       – Dòng CĐMVN

12) Catarina Nguyễn Thị Sanh                       – Dòng CĐMVN

13) Maria Lê Thị Tuyết                                   – Dòng CĐMVN

14) Marta Nguyễn Thị Toàn                          – Dòng CĐMVN

15) Luxia Nguyễn Thị Thu Thủy                    – Dòng CĐMVN

16) Têrêxa Nguyễn Thị Sương                       – Dòng CĐMVN

17) Catarina Nguyễn Thị Kim Cúc                 – Dòng CĐMVN[4]

18) Matta Nguyễn Thị Mỹ Nhung                  – Dòng CĐMVN

19) Catarina Phan Thị Huệ                             – Dòng CĐMVN

20) Catarina Nguyễn Thị Thu Hà                   – Dòng CĐMVN

21) Catarina Phan Thị Điệp                            – Dòng CĐMVN (đệ tử)

22) Luxia Trương Thị Hiệp                             – Dòng CĐMVN (đệ tử)

23) M.Madalena Đào Thị Thu Thanh             – Dòng CĐMĐV

24) M. Madalena Nguyễn Thị Huệ                 – Dòng CĐMĐV

4. Nam tu sĩ

1) Phaolô Nguyễn Luật, trợ sĩ Dòng CCT

2) Giuse Đỗ văn Chiến, Dòng Thánh Tâm Huế.

3) Thầy Giuse Phan văn Quyền, Dòng Scalabrini

5. Đại chủng sinh

Gioakim Nguyễn Lâm

6. Tiểu chủng sinh

1) Phêrô Nguyễn Công Hòa

2) Phaolô Đỗ Phi Hùng

7. Giáo dân

– Năm 1975:    1.253 người

– Năm 1978:    792 người

– Năm 1999:    964 người

– Năm 2001:    1.187 người

– Năm 2010:    1.310 người

– Năm 2015:    1.180 người

– Năm 2019:    1.134 người

Nhà thờ Hà Thanh (không ảnh)

——————————————————————

[1] Thời đó, Giáo phận Huế được chia thành 3 Giáo hạt: Bên Thủy, Bên Bộ và Dinh Cát. Giáo hạt Bên Thủy gồm những giáo xứ, giáo họ từ Phủ Cam đến Lăng Cô, dọc theo đường thiên lý Bắc Nam, và từ Cự Lại đến Vinh Hòa, trên bán đảo nằm dọc các đầm Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú, xuống tận cửa Tư Hiền

[2] Khi sau tên các linh mục có 3 niên đại, thì số đầu chỉ năm sinh, số giữa: năm chịu chức, và số cuối: năm qua đời.

[3] tức đất khuôn viên nhà thờ hiện nay

[4] đã chuyển sang dòng Đức Bà Truyền giáo, Thủ Đức, Sài Gòn

———————————————————————-

Mọi góp ý, bổ sung, điều chỉnh xin vui lòng liên hệ với Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi theo địa chỉ email: witness2005@gmail.com Xin cám ơn quý vị rất nhiều.

Nhóm Biên sử Tổng Giáo phận Huế.