Ủy ban Giáo dân – Tháng 02/2025: Bài 2 – Mục vụ giới trẻ: Hạt nhân của sự đổi mới

16/02/2025

Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

Ban Nghiên Huấn

THƯỜNG HUẤN GIÁO DÂN THÁNG 02/2025

BÀI 2 – MỤC VỤ GIỚI TRẺ: HẠT NHÂN CỦA SỰ ĐỔI MỚI

Thế giới thay đổi rất nhanh, thế hệ trẻ của thế kỷ hôm nay đang đối diện với nhiều thách đố trước sự phát triển nhưu vũ bão về khoa học ký thuật, nhất là kỹ thuật sơ, được gọi thời đại 4.0. Theo ScienceAlert, ngày 1/1/2025 đánh dấu sự khởi đầu của Thế hệ Beta, bao gồm những người sinh từ năm 2025 đến 2039. McCrindle cho rằng cuộc sống của Thế hệ Beta sẽ được định hình bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa, đồng thời họ sẽ đối mặt với những thách thức xã hội lớn như khủng hoảng khí hậu và biến động dân số toàn cầu.

Tuy nhiên  giới trẻ hôm nay, mặc dầu được tiếp cận với một nền khoa học công nghệ tiến bộ vượt bực, nhưng vẫn bị rơi vào một vòng xoáy của chủ nghĩa hưởng thụ ích kỷ, để rồi những tiến bộ khoa học kỹ thuật thay vì mang lại cho các bạn trẻ một niềm vui tràn đầy hy vọng trong cuộc sống, các bạn lại phải mang nhiều nỗi thất vọng đắng cay, khi trong tay chỉ nắm chắc một chiếc điện thoại thông mình, có thể tương tác vói nhiều người trên khắp thế giới, nhưng lại có cuộc sống cô độc, vắng hơi ấm của tình người. nHư một bà mẹ đơn thân đã xẻ chia: “Xã hội hiện đại, nơi phụ nữ không còn kém cạnh đàn ông, cũng làm mờ nhạt dần hình ảnh của mái ấm gia đình truyền thống. Tất cả chạy theo vòng quay của vật chất, sự nghiệp, và những giấc mơ to lớn. Nhưng khi đêm về, trong căn phòng trống trải, phụ nữ chỉ còn lại chính mình với những suy tư không hồi kết.Những người phụ nữ có nhan sắc thường đạt được gần như mọi thứ: Công việc, tiền tài, sự ngưỡng mộ. Nhưng hạnh phúc gia đình, thứ vốn dĩ giản dị, lại là điều mà họ mãi không thể có trọn vẹn”[1]

Đứng trước thực tại này Đức thánh cha Phanxico đã khích lê: Nầy các bạn trẻ, chúng ta thường thấy mình đang phải chiến đấu chống lại một lực hấp dẫn tiêu cực kéo chúng ta xuống, một lực quán tính áp đặt muốn chúng ta nhìn mọi thứ đều xám xịt. Khi điều này xảy ra thì chúng ta phải làm gì? Hãy trỗi dậy! Nhưng để trỗi dậy, chúng ta đừng quên rằng, trước hết chúng ta phải để cho mình được nâng lên. Chúng ta hãy để cho Chúa nắm lấy tay chúng ta, vì Ngài là Đấng không bao giờ làm những ai tin cậy nơi Ngài phải thất vọng, mà luôn nâng đỡ và tha thứ”[2].

Do đó mục vụ giới trẻ hôm nay phải làm sao giúp các ban trỗi dậy. Trỗi dậy để đối diện với cuộc sống chứ không phải ngồi trên ghế. Các bạn có từng nghĩ, có từng tưởng tượng xem một người trẻ sẽ như thế nào khi ngồi lì trên ghế sofa suốt cuộc đời mình chưa? Các bạn đã hình dung ra điều này chưa? Hãy tưởng tượng điều này; và có những “chiếc sofa ” khác nhau bám chặt lấy chúng ta và không cho chúng ta đứng dậy[3].

1. Hướng dẫn giới trẻ “trỗi dậy” đẻ lên đường tim gặp Đức Ki-tô,

Đức thánh cha Phanxico đã nhìn thấy giới trẻ không chỉ là tương lai mà là hiện tại của thế giới, ngài nói: “chúng ta không thể chỉ nói rằng người trẻ là tương lai của thế giới. Họ là hiện tại của thế giới; họ góp phần làm cho thế giới được phong phú”.[4] Bởi đó, Giới trẻ phải là dấu chỉ của niêm cho thê giới hôm nay, một thế giới mà nơi đó giưới trẻ đang gặp nhiều khủng hoảng và tổn thương. Tông Huân Christus vivit đã vẽ lên bức tranh ảm đảm này: nhiều người trẻ đang sống trong bối cảnh chiến tranh và phải gánh chịu bạo lực dưới vô số hình thức: bắt cóc, tống tiền, tội phạm có tổ chức, buôn bán người, nô lệ tình dục và khai thác tình dục, hãm hiếp trong chiến tranh, v.v. Nhiều người trẻ khác vì đức tin của mình mà khó tìm được một việc làm trong xã hội và phải gánh chịu nhiều hình thức bách hại có thể đưa đến cái chết… Những trường hợp bị lạm dụng và nghiện ngập, cũng như bạo lực và những hành vi lệch lạc”[5] , hoặc là “hoàn cảnh khốn khó của những cô gái, vị thành niên lẫn thành niên, phải mang bầu, đến vết thương lòng của họ sau khi phá thai, đến tầm mức lan rộng của HIV, đến những hình thức nghiện ngập (ma tuý, cờ bạc, nội dung khiêu dâm, v.v.) và cả đến hoàn cảnh của những trẻ em và thanh thiếu niên đường phố, không nhà cửa, không gia đình và không nguồn lợi kinh tế”[6].

Trước bối cảnh như thế, thay vì bi quan hoặc thất vọng chản nạn, Đức Thánh cha khích lệ các bạn trẻ hãy trỗi, hãy lên đương như một người hành hương mang tràn đầy hy vong, “hãy bước đi trong hy vọng! Hy vọng vượt qua mọi mệt mỏi, mọi khủng hoảng và mọi lo lắng. Hy vọng cho chúng ta một động lực mạnh mẽ để tiến bước, vì đó là một ân ban từ Chúa. Chúa lấp đầy thời gian chúng ta bằng ý nghĩa, chiếu sáng trên con đường chúng ta và chỉ cho chúng ta phương hướng và mục tiêu cuối cùng của cuộc sống”[7].

Trỗi dậy lên đường để tìm ra  căn nguyên tuổi trẻ là dấu chỉ của niềm hy vọng cho thế giới hôm nay. Cuộc len đường tìm kiếm này chắc chắn tuổi trẻ cần sự hướng dẫn của các chủ chăn trong Giáo Hội. Hơn bao giờ hết các chủ chăn phải lấy giới trẻ là tâm điểm của việc canh tân mục vụ. Trước tiên các vị chủ chăn phải hướng dẫn đích điểm của cuộc hành hương lên đường chính là  gặp gỡ Chúa Giê-su Kito. Quả thật, trong một thế giới phát triển khoa học kỹ thuật các bạn trẻ đang bị cuốn hút vào chủ trương hưởng thụ tiện ích, và hầu như không còn giờ để ttim gặp Đức Kitô, hậu quả mang lại chính là hình thành một lối sông ích kỷ, vô cảm, con tim như đang chết dần và không còn những cảm xúc làm nên giá trị của cuộc sông, và tình yêu dành cho tha nhân trở thành món quà xa xỉ. Đức Ki-tô trở nên xa lại và từ đó tha nhân cũng thành kẻ xa lạ.

Do đó việc canh tân mục vụ phải giúp các bạn trẻ ý thức về “một cuộc lữ hành hướng về Thiên Chúa, ơn cứu độ của chúng ta và sự viên mãn của mọi điều tốt lành. Mục tiêu, thành tựu và thành công của chúng ta trên đường đi, nếu chúng chỉ là vật chất, sau một khoảnh khắc hài lòng ban đầu, sẽ vẫn khiến chúng ta đói, khao khát một cái gì đó lớn hơn. Những điều này không thể làm linh hồn chúng ta mãn nguyện hoàn toàn, bởi vì chúng ta được tạo dựng bởi Đấng vô hạn; và do đó, chúng ta có một mong muốn siêu việt, một động lực liên tục hướng tới việc thực hiện những khát vọng cao hơn, hướng tới sự ‘lớn hơn’”, đó chính là cuộc gặp gỡ với Đức Ki-to[8]. Chính Đức Kitô làm cho các bajun trẻ hiểu được tuổi trẻ và sống tuổi trẻ “không chỉ là đi tìm những thú vui thoáng qua và những thành công hời hợt. Để cho tuổi trẻ đạt được mục đích của nó trong cuộc đời của con, thì đó phải là một thời gian của quảng đại cho đi, chân thành cống hiến, của những hy sinh gian khổ nhưng sinh hoa trái thật phong phú”[9].

2. Chía khóa canh tân mục vụ giới trẻ

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đề nghi một phong cách mục vụ bắt nguồn từ đối thoại, lắng nghe và đồng hành. Ngài khuyến khích các cộng đồng đức tin và các nhà lãnh đạo mục vụ đảm bảo rằng những người trẻ tuổi có thể tiếp cận với những người cố vấn có chất lượng, những người sẽ đồng hành cùng họ trong cuộc sống và giúp họ trở nên gắn bó với cộng đồng. Đức Thánh cha nói:  Mục vụ Giới trẻ phải mang tính “hiệp hành”, nghĩa là có khả năng liên kết trong một “hành trình chung”, điều đó bao hàm “sự quý trọng các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho mỗi thành viên trong Giáo hội theo ơn gọi và vai trò của mình, đồng thời sẽ thúc đẩy mọi thành viên tham gia gánh vác trách nhiệm. […] Với tinh thần này, chúng ta sẽ có thể tiến đến một Giáo hội có nhiều tác nhân tham gia và cùng chia sẻ trách nhiệm, một Giáo hội có khả năng cho thấy được nét phong phú nhờ tính đa dạng, đồng thời chúng ta cũng đón nhận với lòng biết ơn sự đóng góp của các tín hữu giáo dân, nhất là của giới trẻ và nữ giới, cùng sự chung tay góp sức của các người sống đời thánh hiến nam và nữ, của các nhóm, hội đoàn và phong trào. Chúng ta không được gạt bỏ một ai hoặc làm cho một ai có thể muốn xa lánh chúng ta”[10].

– Xây dựng nền tảng tâm linh

Trong một thời đại phát triển khoa học kỹ thuật vượt trội, các bạn trẻ quan tâm nhiều đến lãnh vực IT, internet, AI, diện thoại thông minh, kỹ thuật số …. hơn là lãnh vực tâm linh, và vì thế các bạn trẻ hầu như đánh mất khả năng đối thoại, và đối diện với bao hiểm nguy. Quả thật  “thế giới kỹ thuật số cũng là một không gian đầy cô đơn, thao túng, khai thác và bạo lực, cho đến cực điểm là trường hợp các trang web đen (dark web). Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể khiến mọi người bị lệ thuộc, cô lập và mất dần sự tiếp xúc với đời sống thực tế cụ thể, và như thế chúng cản trở sự phát triển của các mối quan hệ đích thực giữa người với người. Nhiều hình thức bạo lực mới đang được phổ biến qua các phương tiện truyền thông xã hộichẳng hạn như việc ma cũ ăn hiếp ma mới bằng cách tra tấn tinh thần trên mạng; mạng cũng là một kênh để phổ biến các nội dung khiêu dâm và để khai thác người dùng nhằm mục đích tình dục hoặc bóc lột họ qua các trò chơi may rủi”[11], và có thể nói các bạn trẻ phải trả quá đắt cho một cuộc sống không con niềm tin, xa rời Thiên Chúa.

Vì thế, việc canh tân mục vụ phải là cách thế để nuôi dưỡng mối quan hệ của các bạn trẻ  với Chúa và giúp loại bỏ những gì có thể cản trở mối quan hệ đó. Chắc chắn phải có sự đông hành thiêng liêng của các mục tử để giúp các bạn trẻ phân định để có thể định hướng lại mối tương giao với Chúa,  và chuẩn bị nền tảng cho cuộc gặp gỡ với Người. Bởi đó việc kiến tạo đời sống tâm linh cho các bạn cấp thiết hơn bao giờ hết qua việc cần:

– Khích lệ các bạn trẻ tham gia công việc mục vụ Giáo xứ với các sáng kiến thích hợp

Việc tạo không gian cho cho bạn trẻ phát triển những năng khiếu độc đáo của các bạn trẻ sẽ giúp họ coi trọng vai trò của mình trong công việc mục vụ mà họ tham gia “. Viejc canh tân mục vụ cần kết hợp sự sáng tạo và niềm đam mê của  các bạn trẻ, với sự hướng dẫn khôn ngoan và kinh nghiệm của các các mục tử  sẽ giúp các bạn trể cảm thấy được coi trọng và gắn bó hơn. Các bạn sẽ cảm nhận rằng họ không chỉ tuân theo một cách mù quáng mà còn được các mục tủ hướng dẫn để  việc cộng tác của họ trở thành niềm đam mê và nỗ lừ gìn giữ  truyền thống tốt đẹp, và kiến tạo sự hiệp thông trrong giáo xứ.

Vì vậy các bạn trẻ cần được hưởng thụ nền giáo dục Kitô giáo phù hợp như thánh Công đòng Vat. II đề nghi: “Giáo Hội quan tâm đến tất cả các phương thế thích hợp, đặc biệt là những phương thế riêng của mình. Trước hết là chương trình huấn giáo nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dưỡng đời sống theo tinh thần Chúa Kitô, đưa đến việc tham dự ý thức và linh động vào mầu nhiệm phụng vụ, khuyến khích hoạt động tông đồ”[12].

Đức Phanxico nhấn mạnh: “Người trẻ giúp chúng ta nhận ra nhu cầu phải có những phong cách làm việc và chiến lược mới. Chẳng hạn, trong khi người lớn thường lo lắng mọi thứ phải được lên kế hoạch, với các cuộc họp định kỳ và thời gian biểu ổn định, thì đa số những người trẻ ngày nay ít quan tâm đến kiểu cách mục vụ này. Mục vụ giới trẻ cần được linh động hơn và mời người trẻ đến với các sự kiện mà nơi đó, người trẻ không chỉ có cơ hội để học hỏi, nhưng còn để chia sẻ cuộc sống, liên hoan, hát múa, nghe những câu chuyện thực của các chứng từ và cùng nhau gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống trong cộng đoàn”[13].

– Hướng dẫn các bạn trẻ ý thức “thuộc về” cộng đoàn Giáo xứ

Các bạn trẻ ngày nay “không coi mình là một nhóm yếu thế hay một nhóm xã hội cần được bảo vệ hoặc do đó, là những người thụ động tiếp nhận các chương trình hoặc chính sách mục vụ. Nhiều người muốn trở thành một phần tích cực trong quá trình thay đổi đang diễn ra tại thời điểm hiện tại, như đã được chứng minh bằng những kinh nghiệm tham gia và đổi mới ở cấp cơ sở, coi những người trẻ là những nhân vật chính, dẫn đầu cùng với những người khác”[14].

Việc canh tân mục vụ đòi hỏi phải đề cao vai trò giới trẻ trong đời sống của Giáo xứ. Các bạn được trang bị khả năng tham gia vào các vị trí thích hợp trong mục vụ giáo xứ trong các sinh hoạt như loan báo Tin Mừng, giáo lý viên, các đoàn thể … Không phải tham gia như những thành viên thụ động, nhưng phải là những thành viên năng động với những sáng kiến, các mục tử phải khuyến khích các bạn trẻ phải chủ động đưa ra những cái nhìn tổng thể sinh hoạt mục vụ, không chỉ gói gọn trong nhà thờ nhưng còn phải hướng tầm nhìn đến những nhu cầu của các bạn trẻ trong thời đại để giúp các mục tử hình thành những mô hình sinh hoạt hầu biến cộng đoàn giáo xứ thực sự trở thành địa chỉ đáng tín cậy để các bạn trẻ tìm đến. Đức Phanxico đã nhắc nhờ: “Để được người trẻ tín nhiệm, đôi khi Hội Thánh cần tìm lại sự khiêm tốn và đơn sơ lắng nghe, biết nhận ra một ánh sáng nơi những gì người khác nói giúp Hội Thánh hiểu Tin Mừng tốt hơn. Một Hội Thánh luôn phòng thủ, thiếu khiêm tốn, không biết lắng nghe, không chấp nhận bị chất vấn, sẽ đánh mất đi sự tươi trẻ và biến mình thành một viện bảo tàng. Khi đó, làm sao Hội Thánh có thể đáp lại những ước mơ của người trẻ? Tuy Hội Thánh nắm giữ chân lý Phúc âm, nhưng không có nghĩa là Hội Thánh đã hoàn toàn hiểu rõ Tin Mừng; đúng hơn, Hội Thánh phải luôn lớn lên trong sự hiểu biết về kho tàng bất tận này”[15]

Do đó việc canh tân mục vụ giáo xứ luôn hướng tới việc giúp các bạn trẻ ý thức sự “thuộc vê” cộng đoàn giáo xứ của các bạn trẻ. Để được như vậy, việc canh tân phải làm cho các bạn trẻ cảm nhận được rằng, sự độc đáo và sáng tạo của các bạn được sự chào đón, và cộng đoàn giáo xứ trở thành điểm tham chiếu để đề xuất về những cách sống hoặc về một thế giới quan hướng tới ngoại vi như: hỗ trợ những người yếu nhất, cởi mở với người khác và hy vọng thay đổi mối tương giao với môi tường chung quanh. “Nhiều người trẻ được lôi cuốn bởi các cơ hội giúp đỡ người khác, nhất là trẻ em và người nghèo. Thường việc phục vụ này là bước đầu tiên để khám phá và tái khám phá đời sống Kitô hữu và Hội Thánh. Nhiều người trẻ mệt mỏi với những chương trình huấn luyện giáo lý và thiêng liêng, và đôi khi họ yêu cầu có cơ hội được tham gia tích cực vào các hoạt động giúp ích cho tha nhân”[16]. Khi những sdasng kiến phục vụ được đón nhận, các bạn sẽ nhận ra rằng mình thuộc về cộng đoàn giáo xứ, đó là khởi điểm cho việc thúc đẩy các bạn hòa nhập vào cuộc sống của Giáo xứ và sẽ nhận ra rằng, một niềm tin không có sự gắn bó với giáo xứ đức tin đó sẽ không tồn tại  

Đức Phanxico đã khẳng định: người trẻ là tác nhân của Mục vụ Giới trẻ. Chắc chắn họ cần được hỗ trợ và hướng dẫn, nhưng đồng thời họ cũng phải được tự do phát triển những cách thức mới với tinh thần sáng tạo và táo bạo. Vì vậy, sẽ dư thừa nếu tôi dừng ở đây để đưa ra một cẩm nang mục vụ giới trẻ hay những hướng dẫn thực hành mục vụ. Tốt hơn là hãy quan tâm giúp người trẻ vận dụng sự thông minh, năng khiếu và kiến thức của mình để giải quyết các vấn đề nhạy cảm cũng như các mối bận tâm của những người trẻ khác bằng ngôn ngữ của họ[17]. Vì thế việc canh tân mục vụ Giáo xứ phải lấy giới trẻ là hạt nhân cùa việc canh tân, các mục tử phải nỗ lực hành động để giới trẻ không là khách bàng quan, hay là người đứng bển lề của đời sống giáo xứ, nhưng giới trẻ phải là động lực cho việc canh tân mục vụ giáo xứ, bởi giới trẻ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, cụ thể là cộng đoàn Giáo xứ vì họ là những người lãnh đạo tương lai và tương lai của Giáo xứ, một cộng đoàn Giáo xứ mạnh khỏe là một cộng đoàn có sự cộng tác tích cực và sống đọng của gioái trẻ. Do đó việc canh tân mục vụ Giáo xứ cần lấy giới trẻ làm hạt nhân, và là nền tảng cho việc xây dựng một cộng đoàn giáo xứ sinh động đáp ứng được với nhu cầu phát triển của xa hội hôm nay.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

[1] Nguồn: https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/hong-nhan-bac-phan-goc-khuat-hanh-phuc-cua-nguoi-phu-nu-thoi-hien-dai-20250103084245324.htm

[2] Đức Phanxico, Diễn từ của Đức Thánh dành cho Giới trẻ tại quảng trường trước ntrước Vương cung thánh đường Santa Maria della Salute vào Chúa Nhật thứ V Phục Sinh, ngày 28 tháng 04 năm 2024 nhân chuyến viếng thám Venice

[3] NT.

[4] Đức Phanxico, Tông Huấn Christus Vivit – Chúa Kito đâng sống, sô 64

[5] Nt số 72

[6] Nt số 74.

[7] Đức Phanxico, sứ  điệp của đức thánh cha cho ngày giới trẻ thế giới lần thứ 39, ngày 24/11/2024

[8] Nt.

[9] Đức Phanxico, Tông Huấn Christus Vivit – Chúa Kito đâng sống, sô 108.

[10] Nt số 206

[11] Tài liệu kết thúc Hội nghị Giới trẻ Tiền Thượng Hội đồng, chuẩn bị cho khoá họp thường lệ lần thứ XV của Thượng Hội đồng Giám mục, Roma (24/03/2018), I, 1.

[12] Công đồng Vat. II, Tuyên ngôn Gravissimum educationis –  Giáo dục Kitô giáo, số 4

[13] Đức Phanxico, Tông Huấn Christus Vivit – Chúa Kito đâng sống, số 204

[14] Tài liệu chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám mục lần thứ XV, “Giới Trẻ, Đức tin và sự phân định ơn gọi”. Nguồn: https://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20170113_documento-preparatorio-xv_en.html

[15] Đức Phanxico, Tông Huấn Christus Vivit – Chúa Kito đâng sống, số 41

[16] Đức Phanxico, Tông Huấn Christus Vivit – Chúa Kito đâng sống, số 225. 

[17] Nt số 203

Lm Antôn Hà Văn Minh