Vai trò, Trách nhiệm người chồng trong gia đình Kitô giáo

28/07/2020
  1. NHẬP ĐỀ

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình sống đúng ý Chúa, là một gia đình mà mỗi người đều sống đúng vai trò và vị trí của mình, tôn trọng vai trò và vị trí của nhau. Điều đó tạo cho gia đình có trật tự, nề nếp, an ổn… là những điều kiện cần thiết để sống hạnh phúc, hòa hợp…

II. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, TRÁCH NHIỆM NGƯỜI CHỒNG

Trước hết cần xác định trách nhiệm là gì ?

  • Để sống đúng chức năng của một người chồng trong gia đình, chúng ta phải hiểu vai trò và trách nhiệm của mình. Trách nhiệm là người thi hành nhiệm vụ và làm tốt công việc được giao và phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa – là người giao trách nhiệm (Do Thái 13,17).
  • Chịu trách nhiệm về việc phải làm và cả những điều không được phép làm. Dĩ nhiên Chúa không đòi ta chịu trách nhiệm về những điều vượt quá khả năng.
  • Trách nhiệm không hiểu một chiều: là có quyền, là điều hành, chỉ huy người khác. Mô hình vợ chồng ngày nay: đồng hành, đồng sự, liên kết, tương tác (Cha John Melo)
  1. LÃNH ĐẠO, DẪN ĐƯỜNG

–          Quyền lãnh đạo của người chồng được xây dựng trên căn bản

  • Tình yêu: “Yêu… như Chúa Kitô yêu Giáo Hội” (Eph.5,25)
  • Giao ước hôn nhân: cam kết sống yêu thương và vì giao ước đó người chồng phải có trách nhiệm đem lại hạnh phúc cho vợ con
  • Khả năng: do nam tính (do cấu tạo, sống theo lý trí, dứt khoát, nghị lực…)

–   Quyền lãnh đạo của người chồng phỏng theo mẫu gương tuyệt hảo của Đức Giêsu: phục vụ và yêu thương

  • Tinh thần phục vụ:

– Lãnh đạo gia đình theo ý Chúa chứ không theo ý riêng.

– Là người lãnh đạo gia đình, người chồng được mời gọi phục vụ vợ con. “Làm đầu thì hầu thiên hạ”.

– Hai chiều: chồng yêu thương vợ, vợ phục tùng chồng.

  • Thương yêu và kính trọng nhau:

– Không sử dụng quyền bính một cách ngạo mạn nhưng lắng nghe, trao đổi, bàn bạc với vợ..

– Yêu thương thực sự thì không độc đoán nghiêm khắc, thống trị (nên nhớ nhu cầu vật chất không bù đắp nổi tình yêu).

– Tôn trọng phẩm giá, tâm tình tư tưởng của vợ

– Không coi khinh việc nội trợ của các chị.

– Không coi những điều vợ làm khác ý chồng là dại dột.

  1. QUẢN LÝ (phần nào như một giám đốc quản lý công ty)

Người chồng cần hiểu rằng: để chu toàn những công việc người vợ thường làm trong đời sống hàng ngày như nội trợ, chăm sóc con cái, đi làm, buôn bán, việc nhà thờ, việc ngoài xã hội… là một thách đố đối với các chị, vì các chị phải chu toàn có khi chưa được chuẩn bị gì. Vì thế:

–          Người chồng cần phải quan tâm giúp đỡ tích cực để vợ hoàn tất công việc trong nhà hay ngoài xã hội một cách tốt đẹp trong nhẹ nhàng, vui tươi.

–          Thật là bất công khi đàn bà sai sót thì bị xã hội hay chính chồng trách mắng liền.

–          Bàn bạc để biết ai làm gì, để tránh dẫm chân lên nhau.

–          Đưa ra thứ tự ưu tiên để biết việc nào ích lợi hơn, quan trọng hơn và ưu tiên cho việc đó.

–          Để có hiệu quả, cả hai cùng đối thoại đều đặn để biết các việc hằng tuần. Không nói rồi bỏ mặc, để vợ môt mình thực hiện những gì đã đề ra.

–          Sẵn sàng hy sinh một số công việc đã dự tính để làm vài việc đột xuất cần thiết.

  1. BẢO VỆ và CUNG CẤP(về an ninh, trật tự, hạnh phúc, bầu khí thoải mái ấm cúng)

–          Làm cho vợ con thấy an tâm về đời sống, tương lai, sự thoải mái…

–          Biết đề phòng mọi nguy hiểm… , phòng xa những nhu cầu đột xuất…

–          Cung cấp, chăm lo cho gia đình đủ các nhu cầu cần thiết. Đừng để gia đình lâm vào cảnh thiếu thốn: phải có nghề nghiệp ổn định. Không phải chỉ cần kiếm tiền đem về là đủ, ngoài ra không làm gì nữa hay là không ai có quyền đòi hỏi gì nơi mình nữa.

  1. GIÁO DỤC(mục tử, lãnh đạo tinh thần)

–          Đóng vai trò chính trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình, giúp gia đình đi đúng con đường và kế hoạch Chúa muốn.

–          Trong việc giáo dục con cái : có trách nhiệm khép con vào khuôn phép, dạy dỗ, chỉ bảo giúp con nên người và sống đời Kitô hữu (nhất là con trai, những đứa con lớn)

III. THAY LỜI KẾT

Sau đây là một vài hướng dẫn đời sống tinh thần

  1. Chồng phải đi bước trước, làm gương trong đời sống đạo đức.

–          Phải dành giờ cầu nguyện và đọc Kinh Thánh: Lời Chúa sẽ giúp thấm nhập vào cách suy nghĩ, ứng xử.

–          Liên kết với các gia đình Kitô hữu tốt khác qua các nhóm nhỏ gia đình để được nâng đỡ, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

2. Muốn vợ được trưởng thành tâm linh, người chồng cần

–          Giúp nhận ra giá trị trước mặt Chúa.

–          Chia sẻ với vợ kinh nghiệm trong việc phát triển tâm linh (bản thân, gia đình, cộng đoàn…). Tạo bầu khí cảm thông, vui tươi trong gia đình để ai cũng dễ thổ lộ tâm tình.

–          Khi vợ gặp khó khăn phải khích lệ, nâng đỡ, giúp vợ an tâm, tín thác nơi Chúa.

–          Quyết tâm giữ giờ kinh tối trong gia đình.

–          Lắng nghe điều Chúa muốn gì nơi gia đình ? Xin Chúa dẫn dắt gia đình đáp lại tiếng Chúa.

SUY NGHĨ DÀNH CHO BẠN NAM :

 Để trở nên người chồng tốt trong tương lai, tôi cần lưu ý đến điểm nào? Điều nào tôi phải để tâm tập luyện hơn ?

Nguồn: http://ubmvgiadinh.org